Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng phổ biến mang lại hiệu quả cao hiện nay. Không chỉ vậy, đây còn là phương pháp có chi phí hợp lý với hầu hết khách hàng. Vậy niềng răng kim loại bao nhiêu hiện nay? Để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Niềng răng mắc cài kim loại có những loại nào?
Đây là phương pháp niềng răng được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Cụ thể như:
– Mắc cài kim loại truyền thống
Niềng răng mắc cài truyền thống là phương pháp chỉnh nha sử dụng khí cụ gồm mắc cài và dây cung bằng kim loại. Qua đó, kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm giúp hàm răng đều đẹp và cân đối khớp cắn. Hiện nay, mắc cài kim loại được làm bằng hợp kim không gỉ, độ bền cao và cứng chắc nên an toàn và không kích ứng với cơ thể.
Không chỉ có vậy, mắc cài kim loại truyền thống mang lại hiệu quả chỉnh nha cao. Với độ bền và cứng chắc cao nên giúp đảm bảo quá trình kéo răng hiệu quả và liên tục. Đồng thời, đây là loại mắc cài rất khó bị vỡ hoặc bung nên đảm bảo hiệu quả chính nha cho khách hàng.
Tuy nhiên, loại mắc cài cũng có hạn chế là không được thẩm mỹ như mắc cài sứ. Bên cạnh đó, thời gian đầu người niềng sẽ hơi cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, sau một thời gian cảm giác này sẽ không còn.
– Mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa
Đây là loại mắc cài còn có tên gọi khác là mắc cài tự buộc. Mắc cài tự đóng là phương pháp được cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Vì vậy, phương pháp này giữ được những ưu điểm của phương pháp thông thường.
Tuy nhiên, điểm khác duy nhất của loại mắc cài này là sử dụng khóa tự đóng tích hợp trên mắc cài. Do đó, thay vì phải thay dây thun như mắc cài truyền thống thì mắc cài tự buộc có chốt cố định dây cung. Vì vậy, nắp trượt sẽ giữ dây cung cố định chắc chắn hơn và hạn chế vấn đề giãn thun, vướng víu…
Hiệu quả của mắc cài tự buộc tương tự như mắc cài truyền thống. Đồng thời cũng giúp khắc phục các trường hợp răng hô móm, thưa, lệch lạc… Tuy nhiên, hạn chế của loại mắc cài này là thẩm mỹ không cao như mắc cài sứ. Đồng thời, người niềng cần thời gian đầu để thích nghi.
– Mắc cài kim loại mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là mắc cài mặt lưỡi. Loại mắc cài này có cấu tạo giống với mắc cài kim loại truyền thống. Nhưng điểm khác biệt duy nhất là vị trí đặt mắc cài. Với mắc cài mặt trong, thay vì gắn mắc cài ngoài mặt răng thì bác sĩ sẽ gắn vào mặt trong của răng. Phương pháp này giúp bệnh nhân tự tin khi giao tiếp.
Nếu như 2 phương pháp trên hạn chế về thẩm mỹ thì mắc cài mặt lưỡi có tính thẩm mỹ cao. Do đó, với những người không tự tin khi cười hoặc công việc phải giao tiếp nhiều thì loại mắc cài này là ưu thế. Đồng thời, với phương pháp này vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cho khách hàng.
Tuy nhiên, loại mắc cài này cũng có hạn chế là khó chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Do mắc cài gắn phía trong nên khi vệ sinh sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm sạch thức ăn, mảng bám quanh mắc cài… Đồng thời, thời gian đầu khi mới niềng răng bệnh nhân thường phải chịu đau do mắc cài va chạm vào lưỡi.
Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu?
Có thể thấy, hiện nay niềng răng mắc cài kim loại có nhiều loại khác nhau. Do đó, tùy vào loại mắc cài cũng như tình trạng răng mà chi phí sẽ khác nhau. Cụ thể dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng.
– Phương pháp niềng răng
Niềng răng mắc cài kim loại hiện nay có 3 loại khác nhau. Do đó, tùy vào loại mắc cài bệnh nhân lựa chọn sẽ có mức giá khác nhau. Thông thường, mắc cài tự buộc đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cao nên chi phí cao hơn mắc cài kim loại truyền thống. Đồng thời, mắc cài kim loại mặt trong cũng có có chi phí niềng răng cao hơn 2 loại còn loại.
– Tình trạng răng của bệnh nhân
Thực tế, mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng răng khác nhau và phù hợp với loại mắc cài nhất định. Hơn thế, độ lệch lạc của răng cũng sẽ ảnh hưởng tới chi phí niềng răng. Do đó, bên cạnh loại mắc cài thì tình trạng và mức độ sai lệch khớp cắn của răng cũng ảnh hưởng tới chi phí.
Tuy nhiên, để biết chính xác niềng răng mắc cài kim loại bao nhiêu thì tốt nhất bệnh nhân nên tới trực tiếp nha khoa để khám và tư vấn. Thông qua chụp phim X quang, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng cụ thể và lên phác đồ điều trị. Từ đó mới đưa ra được mức giá chính xác nhất cho từng tình trạng răng cụ thể.